|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

 Hương Lâm là xã nằm ở khu vực hạ huyện Hiệp Hòa, cách trung tâm huyện 10 km, có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ. Hương Lâm có tuyến đường Tỉnh lộ 295 chạy qua, rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển thương mại. Đường trục xã đã được cứng hóa đảm bảo đi lại thuận tiện. Là xã loại 1 có diện tích đất tự nhiên là 1.276,4 ha, Trong đó đất nông nghiệp 776,4 ha; xã có 08 thôn, Dân số 14.227 người, với 3.058 hộ gia đình. Đảng bộ xã có 324 đảng viên hiện đang sinh hoạt ở 14 chi bộ trong đó có 08 chi bộ nông nghiệp, 04 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ Trạm y tế, 01 chi bộ Công an – Quân sự.

          2. Thuận lợi

Là xã có vị trí thuận lợi gần khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, có tuyến đường 295 chạy qua, đây là lợi thế để thu hút đầu tư, hợp tác, thông thương để phát triển kinh tế xã hội của xã. Ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân được nâng lên, nhu cầu việc làm của người lao động  từng bước được đáp ứng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Xã có 11,8 km đường trục xã đã được bê tông hóa đạt 100%. Hệ thống đường liên thôn, liên xóm được đầu tư bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, phát triển thương mại, dịch vụ và đa dạng ngành nghề; xã có hệ thống tưới, tiêu đảm bảo và được cứng hóa đạt 51,41%  đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân.

UBND xã  luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Hiệp Hòa và các phòng ban chuyên môn của huyện. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy-HĐND-UBND, kinh tế xã hội có bước phát triển không ngừng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ mà trực tiếp là Ban thường vụ Đảng ủy, ban chấp hành và sự điều hành có hiệu quả của UBND xã.

Hệ thống chính trị được kiện toàn đầy đủ từ xã đến các thôn, có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội-quốc phòng, an ninh.

Nguồn lao động của xã dồi dào, nhân dân cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Xã là địa phương đi đầu trong việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, có nhiều mô hình làm kinh tế giỏi mang lại thu nhập cao. Cơ cấu kinh tế dần chuyển sang thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Từ đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm thấp hơn mức bình quân chung của huyện. Chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng.

Các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp ở 8/8 thôn thu hút mọi lứa tuổi tham gia tạo thành phong trào chung trên địa bàn toàn xã. Các câu lạc bộ thường xuyên đi giao lưu đã thu hút được đông đảo người dân sống vui, sống khỏe, sống có ích để có sức khỏe làm giàu chính đáng và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; 8/8 thôn có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng.

Phong trào giáo dục của xã được quan tâm đầu tư, kết quả xếp loại hàng năm luôn đứng tốp đầu của huyện, 3/4 nhà trường  đạt chuẩn Quốc gia, trạm y tế cũng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác xây dựng đảng được chú trọng, các tổ chức đoàn thể hàng năm đều đạt trong sạch vững mạnh và vững mạnh xuất sắc; Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn, đủ khả năng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” được phát triển rộng khắp trên địa bàn, đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Từ đó phong trào đã gặt hái được kết quả đáng kể, nhân dân tích cực đóng góp kinh phí, hiến đất để xây dựng nông thôn mới.

3. Khó khăn

Là một xã có tỉ lệ sản xuất nông nghiệp còn cao nhưng chưa mang tính hàng hóa chuyên canh mà vẫn nhỏ lẻ tự phát là chính vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh chưa chủ động, phụ thuộc vào thị trường, thương lái. Dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi dẫn đến người dân không yên tâm đầu tư.

Công tác dồn điền, đổi thửa chưa được nhân dân ủng hộ cao (mới tiến hành được ở 4 thôn) dẫn đến ruộng đất còn manh mún, khó đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, không giải phóng được sức lao động.

Tiềm lực kinh tế - xã hội còn hạn hẹp, thu ngân sách trên địa bàn thấp, nguồn kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào cân đối ngân sách cấp trên; trên địa bàn xã không có doanh nghiệp lớn, thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp, công nhân và làm thuê, xã chưa có làng nghề ....

Việc huy động xã hội hóa để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí chủ yếu dựa vào chuyển mục đích sử dụng đất và nguồn hỗ trợ của cấp trên;

Nguồn lao động tuy dồi dào, được đào tạo, nhưng lao động chất lượng cao còn tỷ lệ thấp chưa chủ động trong việc tiếp nhận cộng nghệ kỹ thuật cao.

 4. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập

4.1. Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với an toàn thực phẩm, không ô nhiễm môi trường, UBND xã đã tập trung đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: Lúa lai và lúa chất lượng, lợn hướng lạc, bò lai sind, gà mái sinh sản…, đồng thời tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, nên năng suất, sản lượng một số cây trồng chính hàng năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể:

*Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 751,4 ha, trong đó diện tích cây lúa là 614,9 ha; cây lạc là 72 ha, cây khoai lang và rau mầu các loại là 64,5 ha. Năng suất lúa năm 2019 trung bình đạt 59 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt quy ra thóc năm 2019 đạt 7.255,8 tấn; bình quân lương thực đầu người  năm 2019 đạt 510 kg/người/năm.

Một số cây nông nghiệp hàng hoá, có giá trị kinh tế cao những năm gần đây được đưa vào sản xuất như giống lúa lai và lúa chất lượng. Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 80-90 triệu đồng/ha/năm.

* Chăn nuôi: Có bước phát triển khá, nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô trang trại, gia trại được đưa vào sản xuất. Tổng đàn trâu, bò ngựa là 1.571 con, tổng đàn lợn có 1.925 con, tổng đàn gia cầm là 87.100 con.

Từ năm 2015- 2020 xã Hương Lâm tiếp nhận và triển khai dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững chương trình 135 cho các đối tượng hộ nghèo, các hộ được hỗ trợ tổng số 79 con bò cái sinh sản. Cho đến nay cơ bản đàn bò đã phát triển tốt nhiều con đã sinh sản, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ và giúp các hộ thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

* Về nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản  của xã đạt trên 25 ha. UBND xã đã có chủ trương chuyển đổi những diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản đảm bảo theo quy định, khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản mạnh dạn đầu tư nuôi nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.

4.2. Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

* Về công nghiệp:  Hiện nay trên địa bàn xã đang tiến hành GPMB Khu công nghiệp Hòa Phú,  Cụm công nghiệp Việt Nhật, dự án Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Xã giáp với khu công nghiệp Hòa Phú, khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh chính vì vậy lượng lao động đi làm tại công ty chiếm trên 1/3 tổng số lao động trong độ tuổi mang lại thu nhập lớn cho địa phương.

* Về Tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn: Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chủ yếu là các nghề: mộc, may mặc, xay sát, cơ khí hàn tiện; dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp....thu nhập bình quân đạt trên 5 triệu đồng/người/ tháng góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế địa phương.

Tỷ lệ các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ và dịch vụ ngày càng tăng, hiện tại có 254 hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Nhìn chung các cơ sở phát triển tốt, thu nhập bình quân khoảng 5- 7 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra lực lượng lao động làm nghề nề, mộc và các ngành nghề khác, thu nhập bình quân khoảng 8-10 triệu đồng/ người/ tháng.

4.3. Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân

Năm 2022 thu nhập bình quân đầu người là 42,4 triệu đồng/người/năm.

Việc phát triển sản xuất gắn với các mô hình xây dựng nông thôn mới đã đem lại giá trị thu nhập kinh tế cao cho các hộ gia đình, với các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh tổng hợp cho thu nhập 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/hộ/năm.

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,445
Tổng số trong ngày: 37
Tổng số trong tuần: 91
Tổng số trong tháng: 997
Tổng số trong năm: 6,585
Tổng số truy cập: 24,603